Loạn thị là gì? Điều trị loạn thị như thế nào?
Loạn thị được xem là một dạng khiếm khuyết ở mắt gây ảnh hưởng tầm nhìn của người mắc phải. Tật loạn thị cũng xuất hiện ở mọi lứa tuổi cả trẻ em và người trưởng thành. Vậy bạn đã hiểu rõ loạn thị là gì? Hay điều trị loạn thị như thế nào? Hôm nay hãy cùng hits943.com tìm hiểu về tật loạn thị qua bài viết dưới đây nhé!
I. Loạn thị là gì?
Loạn thị, hay còn gọi là hội chứng Astigmatism, là một tật của mắt liên quan đến khúc xạ ánh sáng. Ở mắt bình thường, các tia sáng phản xạ từ một vật sau khi đi qua thủy tinh thể thì hội tụ trực tiếp trên võng mạc. Tuy nhiên, ở mắt bị loạn thị, các tia sáng từ một vật được hội tụ vào nhiều điểm trên võng mạc, dẫn đến hình ảnh mờ và không rõ ràng đối với người bị loạn thị.
Loạn thị chia ra thành 4 loại chính:
- Loạn thị dạng cận thị: Thị lực của người mắc loạn thị cận sẽ được xác định với 4 kiểu: Loạn thị cận đơn thuần, loạn thị cận đơn nghịch, loạn thị cận đơn chéo (giảm thị lực nhanh chóng và gây mỏi nhức mắt), loạn thị cận kép, chéo, thuận, nghịch.
- Loạn thị dạng viễn thị: Với trường hợp này loạn thị sẽ được xác định với 4 dạng là viễn đơn thuận, viễn đơn nghịch, viễn đơn chéo và loạn thị viễn kép, chéo, thuận, nghịch.
- Loạn thị dạng hỗn hợp: Khi một kinh tuyến ở trước võng mạc, kinh tuyến còn lại ở phía sau sẽ gây ra loạn thị hỗn hợp.
- Loạn thị đều: Xảy ra khi các kinh tuyến chuyển đổi từ chiết quang cao nhất đến thấp nhất, có thể dựa vào dấu hiệu như song thị, quáng mắt,…
Trong các trường hợp này thì tầm nhìn của người mắc so với vật thể gần, xa đều bị mờ hoặc méo mó.
II. Nguyên nhân của tật loạn thị
Nguyên nhân chính của loạn thị là do giác mạc bị biến dạng. Giác mạc có dạng cong như khối cầu tròn giúp hội tụ các tia sáng đến một điểm trên võng mạc. Giác mạc của người bị tật khúc xạ thường có hình bầu dục với hai đường cong rõ rệt giúp hội tụ các tia sáng vào võng mạc. Hai hoặc nhiều điểm trên võng mạc làm mờ hoặc làm biến dạng hình ảnh thu được. Ngoài ra loạn thị còn do độ cong của thủy tinh thể bất thường, có thể xuất phát từ một số nguyên nhân:
- Tiền sử gia đình có người bị loạn thị hay rối loạn về mắt.
- Tổn thương mắt như sẹo giác mạc.
- Bị cận thị hoặc loạn thị quá nặng.
- Tiểu sử phẫu thuật mắt như đục thủy tinh thể.
- Tuổi tác cao cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc loạn thị.
Triệu chứng của tật loạn thị khi xuất hiện là gì?
Với từng người mắc thì triệu chứng có thể khác nhau, tuy nhiên hầu hết đều xuất hiện một số triệu chứng như:
- Mắt mờ, nhòe, mờ hoặc méo.
- Tầm nhìn đôi, nhìn thấy các vật có hai hoặc ba bóng.
- Khó nhìn ở mọi khoảng cách.
- Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra như mỏi mắt, chảy nước mắt, nhức đầu, đau cổ, đau vai,…
III. Chẩn đoán và điều trị loạn thị như thế nào?
1. Chẩn đoán loạn thị
Để chẩn đoán loạn thị thì bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm như:
- Kiểm tra thị lực: Để xác định rõ ràng tầm nhìn của bạn trong một khoảng cách nhất định, bạn cần đọc các chữ cái trên bảng để kiểm tra thị lực.
- Kiểm tra độ cong giác mạc: Kiểm tra bằng máy đo góc hiện đại, và cũng xác định có phải là tật loạn thị do bệnh giác mạc hình chóp hay không.
- Kiểm tra khúc xạ: Người kiểm tra sẽ đọc biểu đồ thông qua thấu kính của máy khúc xạ chuyên dụng.
- Kiểm tra tập trung ánh sáng: Người kiểm tra sẽ được chiếu ánh sáng vào mắt để kiểm tra sự thay đổi của tia sáng đi từ giác mạc đến võng mạc.
2. Điều trị loạn thị như thế nào?
Dưới đây là một số phương pháp điều trị loạn thị được các bác sĩ khuyên dùng:
- Kính thuốc: Đây là một phương pháp điều trị đơn giản, phổ biến và hiệu quả cao với các biến chứng tối thiểu. Hầu hết các trường hợp loạn thị có thể được điều trị bằng kính thuốc. Bạn nên tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến trực tiếp của bác sĩ đo thị lực để được tư vấn loại kính phù hợp.
- Kính áp tròng mềm: Phương pháp này được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn, đặc biệt là điều trị loạn thị. Ưu điểm của phương pháp này là giá trị thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, kính áp tròng được đeo trực tiếp vào mắt và có thể gây hại cho mắt nếu không được làm sạch đúng cách.
- Phẫu thuật: Trong trường hợp không điều trị bằng kính thuốc sẽ phải tiến hành phẫu thuật. Là phương pháp sử dụng dao vi phẫu hoặc tia laser để chỉnh lại độ cong của giác mạc.
- Ortho-K (Orthokeratology): Là phương pháp sử dụng kính áp tròng cứng dành riêng cho ban đêm và tạm thời thay đổi hình dạng của giác mạc khi bạn ngủ để bạn có thể nhìn rõ vào ngày hôm sau. Đeo kính áp tròng mỗi đêm khi ngủ và lặp lại vào ngày hôm sau để có thị lực rõ ràng.
IV. Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin về loạn thị là gì được nhiều bạn tìm hiểu. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn khi tìm hiểu về các tật của mắt. Cảm ơn đã đón đọc!