Hệ Mặt Trời là gì? Hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh?
Vũ trụ luôn ẩn chứa những thông tin, điều bí ẩn đầy thú vị khiến các nhà khoa học phải dày công khám phá, tìm hiểu trong suốt hàng trăm năm qua. Vậy thì hãy cùng chúng tôi khám phá xem hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh trong bài viết này nhé.
I. Hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh?
Hệ Mặt Trời hay còn gọi là Thái dương hệ với vị trí trung tâm là Mặt Trời và các thiên thể, hành tinh khác nằm trong phạm vị lực hấp dẫn của Mặt Trời. Hệ Mặt Trời được hình thành từ sự suy sụp đám mây phân tử khổng lồ cách đây 4,6 tỷ năm. Vậy hệ Mặt Trời có mấy hành tinh?
Theo các nghiên cứu, hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời và 8 hành tinh quay xung quanh. Vòng trong là 4 hành tinh dạng rắn là sao Thủy, sao Kim, Trái Đất và sao Hỏa. Còn vòng ngoài là 4 hành tinh dạng khí là sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên vương và sao Hải Vương.
Vào năm 1930, các nhà thiên văn học phát hiện ra sao Diêm Vương và cho rằng đây là hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt Trời.
Thế nhưng đến năm 2006, hội Thiên văn học Quốc tế nhận định sao Diêm Vương thuộc nhóm hành tinh lùn nên không thuộc các hành tinh thực có trong hệ Mặt Trời. Vậy hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh, câu trả lời chính xác cho đến nay hệ Mặt Trời gồm 8 hành tinh kể trên mà thôi. Ngoài những hành tinh kể trên, hệ Mặt Trời còn có sao chổi. Bên cạnh đó, giữa sao Mộc và sao Hỏa còn có vành đai các tiểu hành tinh, mỗi hành tinh có từ 1 đến 22 vệ tinh.
Như vậy, đáp án chính xác cho thắc mắc hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh đã được chúng tôi giải đáp trên đây. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về các hành tinh này, bạn đừng bỏ lỡ nội dung tiếp theo nhé.
II. Khám phá các hành tinh trong hệ Mặt Trời
Để tạo được hệ Mặt Trời cần có các tiểu hình tinh, vệ tinh xung quanh, mỗi hành tinh đều có những đặc điểm riêng. Dưới đây là tổng quan về 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời .
1. Sao Thủy (Mercury)
Sao Thủy là hành tinh nằm gần Mặt Trời nhất và có kích thước lớn hơn mặt trăng một chút. Sao Thủy được phát hiện bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại và có thể quan sát bằng mắt thường, hình dạng cầu dẹt.
Do vị trí nằm gần với Mặt Trời nên nhiệt độ trên sao Thủy rất nóng, lên tới 450 độ C vào ban ngày. Thế nhưng, vào ban đêm, nhiệt độ lại hạ xuống thấp, thậm chí âm đến hàng trăm độ. Trên bề mặt sao Thủy có nhiều vết nứt, những vách đá khổng lồ, trông giống các nấc thang khổng lồ. Sao Thủy không có khí quyển và không có vệ tinh tự nhiên như các hành tinh khác.
2. Sao Kim (Venus)
Với câu hỏi hệ Mặt Trời có bao nhiêu thành tinh thì sao Kim là hành tinh thứ 2 tính từ Mặt Trời. Nhưng đây lại là hành tinh nóng nhất hệ Mặt Trời và nóng hơn cả sao Thủy. Sao Kim có kích thước và cấu trúc tương tự với Trái Đất, tuy nhiên bầu khí quyển tại hành tinh này rất đặc và độc hại.
Đặc biệt, sao Kim là hành tinh quay chậm và quỹ đạo quay ngược lại với hầu hết các hành tinh khác. Sao Kim cũng được biết đến bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại.
3. Trái Đất (Earth)
Đứng thứ 3 trong danh sách hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh chính là Trái Đất, là hành tinh mà con người đang sinh sống hiện nay. Trái Đất là hành tinh nước với 2/3 được bao phủ bởi đại dương. Cho đến nay Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống bởi có bầu khí quyển giàu nitơ và oxy để duy trì sự sống.
4. Sao Hỏa (Mars)
Hành tinh nằm ở vị trí thứ 4 tính từ Mặt Trời chính là sao Hỏa. Đây là hành tinh đất đá và rất lạnh, nó cũng có những điểm tương đồng với Trái Đất như bề mặt đất đá, có núi, thung lũng… Bề mặt trên sao Hỏa bị bụi phủ kín và cũng ngập tràn nước đóng băng.
Sao Hỏa có bầu khí quyển mỏng để cho nước dạng lỏng tồn tại được, Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, sao Hỏa cổ đại có điều kiện để tồn tại sự sống. Hành tinh này cũng được biết đến bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại.
5. Sao Mộc (Jupiter)
Sao Mộc là hành tinh thứ 5 nằm trong danh sách hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh. Đây là hành tinh lớn nhất thuộc hệ Mặt Trời, có chứa khí hiro và heli.
Đặc điểm của sao Mộc chính là vết đỏ lớn và có từ trường rất mạnh, nó hút nhiều mặt trăng xung quanh, nhìn trông giống như hệ Mặt Trời thu nhỏ vậy. Sao Mộc cũng được phát hiện bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại, chúng có thể quan sát bằng mắt thường.
6. Sao Thổ (Saturn)
Hành tinh thứ 6 trong hệ Mặt Trời chính là sao Thổ. Đây là hành tinh lớn thứ hai với kích thước, khối lượng chỉ sau sao Mộc. Sao Thổ có chứa khí hidro và heli là chủ yếu, nó cũng hút rất nhiều mặt trăng xung quanh.
7. Sao Thiên Vương (Uranus)
Sao Thiên Vương là hành tinh độc nhất, có đường xích đạo vuông góc với quỹ đạo và gần như song song với mặt phẳng quỹ đạo của nó. Đây cũng là hành tinh thứ 7 tính từ Mặt Trời. Hành tinh này có màu lục lam và bầu khí quyển rất lạnh, với nhiệt độ khoảng dưới 224 độ C. Sao Thổ còn có hệ thống vành đai và các vệ tinh tự nhiên bao quanh.
8. Sao Hải Vương (Neptune)
Sao Hải Vương nằm ở vị trí cuối cùng trong thắc mắc hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh. Nó được biết đến với những cơn gió mạnh và rất lạnh. Hành tinh này có vị trí cách xa gấp 30 lần tính từ khoảng cách Trái Đất đến Mặt Trời.
Năm 1846, sao Hải Vương được các nhà khoa học phát hiện và là hành tinh duy nhất được phát hiện bởi các tính toán bằng phương pháp toán học. Nhiệt độ trên tại sao Hải Vương cũng dẫn thấp, bởi vị trí xa nhất hệ Mặt Trời, luôn dưới 221 độ C.
Vào năm 2016, các nhà thiên văn học phát hiện ra hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt Trời. Tuy nhiên hành tinh chỉ được quan sát nhờ hiệu ứng hấp dẫn của nó đối với các hành tinh khác nên NASA cho rằng sự tồn tại của hành tinh thứ 9 này chỉ là giả thuyết.
III. Phân loại các kiểu hành tinh
Dựa vào những đặc điểm của các hành tinh trong hệ Mặt Trời mà các nhà thiên văn đã phân chúng thành 3 loại cơ bản.
1. Hành tinh Trái Đất
Hành tinh Trái Đất bao gồm sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa và Trái Đất. Những hành tinh này tương tự giống với Trái Đất, bề mặt hành tinh là đá, có lõi Kim loại dày đặc và phần lớn là sắt. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn cho răng sao Hỏa và sao Kim có thể phát triển được sự sống gần giống như Trái Đất.
2. Hành tinh kiểu sao Mộc
Như đã đề cập đến trong phần thông tin hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh, nhóm hành tinh kiểu sao Mộc bao gồm sao Mộc, sao Thổ, sao thiên vương và sao hải vương. Chúng có đặc điểm tương tự với sao Mộc với kích thước lớn và chúng chứa chủ yếu là khí hiro và heli.
3. Hành tinh lùn
Ngoài sao Diêm vương thì hành tinh lùn còn có những vật thể nhỏ là Ceres, Eris, Makemake, Haumea và Sedna.
Như vậy, trên đây là toàn bộ những thông tin thú vị liên quan đến thắc mắc hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Hy vọng bài viết này của hits943.com đã giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích về lĩnh vực thiên văn học.